7 Lý do để lựa chọn phần mềm bán hàng VNUNi® SIC làm công cụ quản lý

VNUNI tư vấn giải pháp phần mềm quản lý bán hàng online cho (chuỗi) cửa hàng (shop) bán buôn lẻ, minimart, siêu thị, kho hàng…

1. Phần mềm bán hàng VNUNI giúp người quản lý theo dõi tức thời ở bất cứ nơi đâu về công việc kinh doanh cửa hàng, chuỗi cửa hàng hay siêu thị của mình.

2. Phần mềm bán hàng cho phép quản lý công việc kinh doanh theo những quy trình chuẩn hóa từ khâu mua hàng tới bán hàng, các hoạt động quản lý kho hàng cũng như việc theo dõi công nợ… từ tổng hợp tới chi tiết một cách chính xác và nhanh chóng.

7 ly do de lua chon phan mem ban hang VNUNI lam cong cu quan ly

3. Bên cạnh đó, người quản lý có thể theo dõi các hoạt động kinh doanh của mình theo nhiều chiều khác nhau như theo từng cửa hàng, theo từng nhân viên hay phòng ban, theo nhóm khách hàng hay từng khách hàng cụ thể hoặc theo từng nhóm hàng hóa.

4. Với VNUNi® SIC, các con số về hoạt động kinh doanh như hàng tồn, doanh thu, chi phí, lãi lỗ, hay công nợ,… đều có liên kết với nhau chặt chẽ theo đúng bản chất của nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp. Không những thế, người dùng có thể thao tác nhanh chóng với các tính năng thuận tiện của phần mềm như tích hợp hoàn toàn với các thiết bị mã vạch như đầu đọc mã vạch, máy in hóa đơn, máy in tem mã vạch, thiết bị kiểm kê,…; các thao tác nhanh như copy chứng từ, lật ngược từ con số tổng hợp tới nguồn gốc phát sinh ra con số đó, hoặc theo dõi lịch sử hoạt động của các đối tượng kinh doanh như khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên hay hàng hóa…

5. Để đáp ứng nhu cầu thay đổi linh hoạt các chiến lược bán hàng nhằm tăng hiệu quả trong kinh doanh bán lẻ, phần mềm cho phép ban hành các chương trình chính sách giá bán, chính sách khuyến mại, hay chính sách khách hàng thân thiết một cách đa dạng cùng với hàng loạt các công cụ hỗ trợ quản lý bán lẻ khác.

6. Sử dụng VNUNi® SIC, nhà quản lý thực sự yên tâm về các tính năng bảo mật với việc quản lý phân quyền cho người dùng theo từng hành động, từng vai trò của hệ thống. Kiểm soát chặt chẽ từng thao tác, sự sửa đổi thông tin trên phần mềm của người dùng trong từng phiên làm việc.

7. Với nhiều năm kinh nghiệm chuyên sâu về giải pháp doanh nghiệp nói chung, giải pháp bán lẻ nói riêng, VNUNI hoàn toàn tập trung toàn bộ trí lực để ngày đêm liên tục phát triển phần mềm nhằm đem lại GIÁ TRỊ CAO HƠN tới KHÁCH HÀNG. Đó là ước nguyện thực sự và là nhiệm vụ cũng như tôn chỉ hoạt động của VNUNI!

Chúc các nhà quản lý lựa chọn được phần mềm phù hợp!

Video hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý bán hàng VNUNI

Danh sách các video giới thiệu, hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý bán hàng VNUNI

VNUNI – Chuyên sâu về phần mềm quản lý bán hàng siêu thị, quản lý siêu thị, quản lý cửa hàng, quản lý kho hàng, quản lý chuỗi cửa hàng online, quản lý chuỗi siêu thị online, thiết bị bán lẻ…

Có nhiều video nối tiếp nhau, bạn có tua qua những video mà bạn đã xem để chuyển tiếp sang video kế tiếp. Chú khi xem video thì chọn chế độ 720p HDfull màn hình để xem cho nét.

Bạn có thể click vào link nguồn Phần mềm bán hàng VNUNI Play List để xem trên youtube

Theo dõi lưu vết hệ thống

Phần mềm bán hàng VNUNI cho phép người quản lý có thể theo dõi tất cả các hành động (đăng nhập, thoát, thêm, sửa, xóa, hủy, in,…) của người dùng (người sử dụng – user đăng nhập) đối với tất cả các đối tượng hệ thống cần theo dõi trên máy tính nào, địa chỉ IP là gì, ở thời điểm (ngày, giờ) nào kể từ khi bắt đầu đăng nhập hệ thống cho tới khi thoát khỏi phần mềm một cách chính xác. Chức năng Theo dõi lưu vết hệ thống sẽ giúp cho bạn quản lý nhân viên bán hàng được hiệu quả hơn.

Theo dõi lưu vết hệ thống

Màn hình: Theo dõi lưu vết hệ thống

Quản lý nhân viên bán hàng

Hỏi: Các mẹ ơi, mình chuẩn bị mở shop quần áo xách tay từ Mỹ về. Mình định tìm người quen để bán hàng cho mình cho tin cậy nhưng tìm không ra. Thuê người ngoài thì giờ mình vẫn chưa nghĩ ra phương pháp quản lý thế nào cho hiệu quả. Quán của mình cũng đã lắp đặt camera sẵn rùi nhưng mình vẫn lo vì mình cũng không có mặt ở shop 24/24, mình đi làm mà. Các mẹ ai có kinh nghiệm hoặc cao kiến gì thì share cho mình với nhé. Thanks!

Trả lời:

Kinh nghiệm tư vấn tình huống: Có 1 chị chủ 9 cửa hàng Mỹ Phẩm (mô hình cho phép KH mặc cả giá) muốn có 1 “giải pháp” nào đó để quản lý ngăn chặn chuyện nhân viên “lấy tiền” từ việc kinh doanh của chị. Cụ thể là như thế này, vì hàng hóa là cho phép KH mặc cả, nên có tình huống nhân viên thu tiền 500K, nhưng ghi vào phần mềm chỉ 400K (giá tối thiểu được phép bán). VNUNI đã tư vấn như sau:

1. Giải pháp: Tại một thời điểm luôn có 2 người, 1 người bán hàng, 1 người thu ngân (nhập liệu và thu tiền qua máy tính)

Tình huống xấu: 2 người đó thông đồng với nhau

2. Giải pháp: Thay phiên các nhân viên giữa những cửa hàng với nhau để tránh chuyện “canh ti”

Tình huống xấu: Chỉ sau 1 thời gian ngắn, họ lại trở thành “bộ đôi” ăn ý

3. Giải pháp: Bắt buộc in hóa đơn từ phần mềm bán hàng cho mỗi giao dịch, có bảng ở ngay ngoài cửa hàng yêu cầu KH cần lấy hóa đơn trước khi ra về vì quyền lợi của họ (thu tiền 500k thì ko thể hóa đơn in 400K được). Trong phần mềm bán hàng, mọi giao dịch đề ghi nhận lại hành động “In hóa đơn”, nếu thu ngân nào ko in thì sẽ bị trừ tiền theo quy định (phải có chính sách từ trước). Đồng thời phân quyền trong phần mềm không cho phép nhân viên thu ngân sửa/xóa chứng từ mà chỉ được phép làm điều chỉnh hoặc chuyển quyền sửa cho người quản lý cấp cao hơn. Hoặc nếu cho sửa thì phần mềm phải ghi nhận lại hành động sửa đổi để về sau người quản lý có thể truy ra nội dung họ sửa là gì và sửa vào lúc nào, sửa ở đâu,… Đối với các mặt hàng được phép mặc cả, nhân viên sẽ bán giá cao nhưng chỉ nộp giá bán thấp cho chủ để ăn phần chênh lệch đó. Trường hợp này thì kể cả camera cũng khó mà theo dõi được (camera chỉ để làm tâm lý thôi). Đối với tình huống này, bạn nên có biển hiệu: “Khách hàng chú ý lấy hóa đơn bán hàng!”

Hóa đơn bán hàng thì in ra từ phần mềm bán hàng (giá bán thực tế cho KH là giá ghi trên phần mềm lúc in hóa đơn). Giả sử nhân viên có sửa/xóa hóa đơn (điều chỉnh giảm giá đi để ăn tiền chênh) thì phần mềm cũng ghi nhận lại việc sửa xóa đó. KH của bên mình thường xuyên sử dụng tính năng theo dõi dấu vết hệ thống để cảnh báo nhân viên việc sửa xóa chứng từ, bắt họ phải lý giải tại sao lại sửa/xóa chứng từ nên dần dần họ ko dám làm việc mờ ám đó nữa.

Tình huống xấu: Nhiều KH vội quá nên ko lấy hóa đơn

4. Giải pháp: Đưa người nhà vào kiểm soát

Tình huống xấu: Nhiều khi người nhà cũng canh ti với nhân viên, với lại ko phải lúc nào cũng kiếm được người nhà làm công việc này

5. Giải pháp: Lắp camera. Camera nhiều khi ko phải là để theo dõi 100% mà chỉ là đòn “Tâm lý” với nhân viên mà thôi

Tình huống xấu: Không phải lúc nào camera cũng theo dõi hết mọi tình huống, cũng có thể nhân viên “kỳ cựu” sẽ qua mặt được camera ở các góc khuất.

6. Giải pháp: Xây dựng chính sách thưởng phạt theo doanh thu, theo trách nhiệm nhằm tăng động lực và trách nhiệm của nhân viên bán hàng và nhân viên quản lý. Đặc biệt chú ý: Đã có phạt thì phải có thưởng, ví dụ làm mất hàng thì bị phạt trừ tiền hàng vào lương nhưng đánh giá từng quý nếu ko mất hàng thì cũng được thưởng 1 khoản nhỏ nào đó để khích lệ,…

7. Giải pháp: Xây dựng chính sách, văn hóa tinh thần tốt để giảm thiểu rủi ro với nhân viên bán hàng nói riêng và với các nhân viên nói chung. Một môi trường vui vẻ, hòa đồng, tình cảm, tôn trọng lẫn nhau thì sẽ làm cái tâm trong sáng. Có lẽ, đây là giải pháp tận gốc để giải quyết vấn đề quản lý nhân viên.

Tổng kết: Trong quản lý thì quản lý con người luôn là khó nhất (và không có gì gọi là tuyệt đối). Có 1 KH từng tâm sự là họ nói với những nhân viên bán hàng là có thể các cậu bớt xén gì đó trong lúc bán hàng để kiếm thêm ít tiền tiêu, nhưng “ăn” thế nào để tôi chấp nhận được thôi (vì kiểu gì tôi cũng biết) vì tôi biết ko thể cái gì cũng 100% được, và cũng đừng để tôi đuổi việc nếu mọi chuyện vượt quá ngưỡng chấp nhận của tôi. Dĩ nhiên câu nói này có vẻ hơi… không tế nhị cho lắm nhưng nó thể hiện 1 điều là việc có 1 bộ máy bán hàng “tốt 100%” là điều rất khó và chúng ta chỉ tìm cách giảm thiểu và chấp nhận với tỷ lệ % mất mát nào đó chấp nhận được.

(Nguồn: VNUNI Consultant Team)

Quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ

Chuỗi cửa hàngBạn đang là chủ một cửa hàng? Bạn có dự định phát triển mạng lưới cửa hàng của mình rộng khắp? Nhưng bạn băn khoăn không biết làm thế nào để quản lý chuỗi cửa hàng hiệu quả, trong khi các cửa hàng cách nhau quá xa về mặt địa lý và bạn không thể có mặt để giám sát công việc hàng ngày. Và nhiều vấn đề được đặt ra trước khi bạn quyết định đầu tư hệ thống chuỗi cửa hàng:

– Làm thế nào để giám sát việc bán hàng của nhân viên bán hàng?

– Làm thế nào để quản lý doanh thu hàng hóa bán ra hàng ngày?

– Làm thế nào để thống nhất giá bán giữa các cửa hàng?

– Làm thế nào để áp dụng các chương trình khuyến mãi đồng bộ và hiệu quả trên toàn hệ thống?

– Làm thế nào để khách hàng mua hàng tại bất kỳ cửa hàng nào của bạn cũng đều như nhau?

– Làm thế nào để biết lượng hàng nhập – xuất – tồn kho tại các cửa hàng?

– Và cuối cùng là làm thế nào để biết được tình hình kinh doanh của bạn đang tiến triển như thế nào?

Phần mềm bán hàng vnuniVới sự phát triển của công nghệ thông tin hiện nay thì băn khoăn lo lắng của bạn đã được giải quyết. Với một hệ thống thông tin được trang bị tại từng cửa hàng sẽ thay bạn quản lý nhân viên, doanh thu, hàng hóa nhập – xuất – tồn kho. Vậy công nghệ thông tin giúp ích cho bạn như thế nào? Đây là điều có lẽ bạn đang rất quan tâm.Sau đây tôi xin chia sẻ kinh nghiệm bản thân về vấn đề này:

– Làm thế nào để giám sát việc bán hàng của nhân viên bán hàng?

Trước tiên, bạn cần trang bị hệ thống phần mềm tại mỗi cửa hàng và tại trung tâm quản lý (tạm gọi là tổng công ty). Phần mềm tại các chi nhánh và tổng công ty phải được kết nối với nhau thông qua mạng Internet (Về yêu cầu đường truyền Internet thì tùy thuộc vào yêu cầ của đơn vị cung cấp phần mềm).Khi việc giao tiếp giữa phần mềm tại các cửa hàng và tổng công ty được xuyên suốt thì bạn có thể giám sát việc bán hàng của các nhân viên tại các cửa hàng một cách dễ dàng. Khi một nhân viên bán hàng tất cả dữ liệu về hóa đơn bán hàng như khách mua hàng, tên hàng, số lượng hàng bán, đơn giá, tổng tiền thu, … được cập nhật ngay lập tức về tổng công ty. Bạn có thể xem được và dễ dàng phát hiện sai sót của nhân viên.

– Làm thế nào để quản lý doanh thu hàng bán ra trong ngày?

Hệ thống phần mềm sẽ cung cấp các báo cáo về doanh thu bán hàng trong ngày của từng chi nhánh. Ngoài ra, hệ thống còn có thể cho bạn biết doanh thu của từng nhân viên tại từng cửa hàng và tự động tính hoa hồng cho mỗi nhân viên. Mức hoa hồng của từng nhân viên bạn có thể khai báo trước trong hệ thống.

– Làm thế nào để thống nhất giá bán giữa các cửa hàng?

Thống nhất giá bán trong toàn hệ thống là một vấn đề hết sức quan trọng. Bạn phải có phương pháp để đảm bảo mức giá giữa các cửa hàng được đồng bộ và phổ biến kịp thời đến các cửa hàng khi mức giá một mặt hàng thay đổi để các cửa hàng điều chỉnh giá bán.Nếu doanh nghiệp của bạn có trang bị hệ thống phần mềm, nó sẽ giúp bạn truyền tải lập tức những thông tin về giá thay đổi đến các chi nhánh. Như vậy các cửa hàng của bạn có thể đảm bảo luôn bán đúng giá. Điều này sẽ khiến cho khách hàng của bạn cảm thấy mua hàng ở bất kỳ cửa hàng nào của bạn cũng được đối xử như nhau.

– Làm thế nào để áp dụng các chương trình khuyến mãi đồng bộ và hiệu quả trên toàn hệ thống?

Khuyến mãi là hình thức doanh nghiệp đưa ra để kích thích tiêu dùng và là một cách để thu hút lượng khách hàng đến với mình nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu áp dụng chính sách khuyến mãi không đồng bộ cho cùng một sản phẩm trong cùng hệ thống sẽ khiến cho khách hàng của bạn cảm thấy hoài nghi về những chính sách doanh nghiệp bạn đưa ra.Hệ thống phần mềm sẽ giúp bạn thiết lập chương trình khuyến mãi và tự động áp dụng cho toàn hệ thống. Từ các chương trình khuyến mãi phổ biến như giảm giá, tặng quà, tặng thẻ mua hàng đến các chương trình khuyến mãi cộng điểm thưởng, các chương trình tặng quà sinh nhật đều được quản lý một cách chặt chẽ.Hệ thống cung cấp các báo cáo về tình hình chiết khấu, khuyến mãi, doanh số trong thời gian khuyến mãi của từng chi nhánh giúp nhà quản lý có được các số liệu chính xác để đánh giá hiệu quả của các chương trình khuyến mãi đã đưa ra. Đồng thời, đây cũng là tiêu chí để lập kế hoạch phát triển tiếp theo.

– Làm thế nào để khách hàng luôn hài lòng khi mua hàng tại bất kỳ điểm bán hàng nào của bạn?

Ngoài các chính sách về giá, các chương trình khuyến mãi được áp dụng đồng bộ tại các cửa hàng. Bí quyết để giữ chân các khách hàng là bạn phải cho khách hàng có được cảm giác họ mua hàng ở bất kỳ cửa hàng nào của bạn cũng đều như nhau. Trong khi đi du lịch xa một khách hàng mua sản phẩm tại một cửa hàng trong hệ thống của bạn, nhưng sau chuyến đi họ lại có mong muốn đổi lại món hàng khác. Ở gần nhà người khách ấy có một cửa hàng của bạn, hãy cho người khách hàng đổi lại món hàng ngay tại cửa hàng gần nhà họ. Họ sẽ rất vui và nhất định quay trở lại mua những món hàng khác.Nhưng làm thế nào để biết có đúng người khách hàng ấy đã mua sản phẩm của hệ thống mình không? Khi khách đến mua hàng tại cửa hàng bất kỳ, nhân viên tại cửa hàng đó cần cập nhật thông tin khách hàng vào hệ thống phần mềm. Thông tin này sẽ được chia sẻ trên toàn hệ thống, tại bất kỳ cửa hàng nào cũng có thể thấy được thông tin này. Khi khách đến mua hàng tại cửa hàng bất kỳ, hệ thống tự nhận dạng khách hàng và cho biết nhật ký mua hàng của khách. Từ đó, dễ dàng để thực hiện các thao tác đổi, trả, tặng quà cho khách.

– Làm thế nào để biết lượng hàng nhập – xuất – tồn kho tại các cửa hàng?

Một vấn đề cũng hết sức quan trọng là số liệu về nhập – xuất – tồn kho tại từng cửa hàng. Nhà quản lý cần biết chính xác số lượng hàng tồn tại từng kho để có kế hoạch bổ sung hàng, điều chuyển hàng hóa đến các cửa hàng khác tránh tình trạng tồn kho quá nhiều tại một cửa hàng nhưng lại cháy hàng ở cửa hàng khác.Hệ thống phần mềm sẽ cung cấp cho nhà quản lý các số liệu nhập, xuất, tồn kho theo thời gian thực của từng cửa hàng. Từ đó nhà quản lý có thể dễ dàng điều phối hàng hóa giữa các cửa hàng.

VNUNI Jsc.

Quản lý bán hàng

Phần mềm quản lý bán hàng VNUNIQuản lý bán hàng: Có thể được định nghĩa là hoạt động quản trị của những người hoặc những nhóm người thực sự thuộc lực lượng bán hàng hoặc gồm những người liên quan đến hoạt động liên quan như:

  • Giao hàng,
  • Dịch vụ khách hàng
  • Đội trưng bày
  • Nhóm sales audit
  • Trade marketing
  • Bảo hành, bảo trì

hoặc những người hỗ trợ trực tiếp cho lực lượng bán hàng nhắm triển khai việc cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp trên cơ sở chiến lược kinh doanh, nguồn lực của doanh nghiệp và môi trường kinh doanh có liên quan.

Main screen: Phần mềm bán hàng VNUNI

Màn hình chính: Phần mềm bán hàng VNUNI

Những công việc của quản lý bán hàng bao gồm:

  • 1- Thiết lập chiến lược phân phối
  • 2- Thiết lập tổ chức lực lượng bán hàng
  • 3- Thiết lập chính sách bán hàng, Tuyển dụng
  • 4- Lập kế hoạch bán hàng
  • 5- Triển khai
  • 6- Quản lý lực lượng bán hàng, khách hàng
  • 7- Huấn luyện nâng cao kỹ năng
  • 8- Đo lường, đánh giá hiệu quả bán hàng

Tùy thuộc vào từng công ty và lĩnh vực kinh doanh, khu vực triển khai kinh doanh tổ chức Bộ phận bán hàng sẽ rất khác nhau, tổ chức Sales sẽ bao gồm các chức danh:

  • Quản lý kinh doanh miền (RSM)
  • Quản lý bán hàng khu vực (ASM) có thể có rất nhiều chức danh theo quận, khu vực, giám sát viên hay giám sát viên bán hàng

Công việc, nhiệm vụ:

  • Đạt doanh số, chỉ tiêu được giao
  • quản lý khu vực kinh doanh
  • Quản lý khách hàng
  • Giám sát trực tiếp những người nhân viên kinh doanh, đại diện bán hàng .
  • Huấn luyện nhân viên dưới quyền

Những người quản lý bán hàng theo khu vực , lĩnh vực sẽ phải báo cáo lại cho những người quản lý bán hàng thuộc cấp cao hơn trong Công ty theo ngành dọc hoặc ngành ngang theo quy định.

Số người quản lý bán hàng cấp cao trong tổ chức Sales khác nhau giữa các công ty và những chức danh của họ có thể từ người quản lý bán hàng từng địa phương, khu vực hay toàn quốc cho đến chức giám đốc phụ trách bán hàng toàn quốc v.v.

Số lượng được xác định cằn cứ vào:

  • Khu vực quản lý
  • Số lượng khách hàng
  • Doanh số được giao
  • Ngân sách lương cho Nhân viên

Ngoài ra sẽ có thêm các bộ phận cũng có thể trực thuộc lực lượng Sales:

  • Trade marketing
  • Customer service
  • Sales administration

Nhiệm vụ của Quản lý bán hàng:

  • Phân phối hàng hóa đên những kênh phân phối theo mục tiêu đã định nhắm tối ưu việc hiện diện của hàng hóa, dịch vụ với chi phí hợp lý và hiệu quả tối đa và đạt được mục tiêu marketing của công ty về ngắn hạn cũng như dài hạn

Mục tiêu của quản trị bán hàng:

và đạt lợi nhuận do công ty để ra.

(Theo vi.wikipedia.org)